TRƯỜNG SƠN

Hội người Việt Nam tại Bỉ

Thông qua những điệu múa, những lời ca và tiếng nhạc, chúng tôi muốn làm rạng rỡ sắc thái văn hóa rất riêng đã làm cho chúng tôi khám phá, hiểu bíết và yêu thương nhiều hơn đất nước nguồn cội của mình.

Chúng tôi cũng sáng tạo và trình diễn nhiều tiết mục nhằm mục đích dệt nên những mối quan hệ anh em giữa các dân tộc Việt Nam, Bỉ và các nước khác; đồng thời giới thiệu khái quát văn hóa và văn hóa lễ hội của nước chúng tôi.

  • Múa dân tộc truyền thống Việt Nam

Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Mỗi bản làng, mỗi dân tộc và con người ở các vùng miền có nét đặc trưng riêng. Qua mỗi điệu múa, chúng ta phát hiện một bộ tộc khác. Chúng ta chìm vào khung trời, tập tục và lối sống của họ.


  • Múa hiện đại và đương thời

Ở giao lộ giữa hai nền văn hóa đông và tây, người Việt Nam thế hệ hai đã tận dụng sự phong phú và đa dạng đó để sáng tác những điệu múa đặc biệt nơi đó tính cách truyền thống của dân tộc hòa quyện với phong thái cổ điển hoặc với nhịp điệu jazz.


  • Âm nhạc và ca hát

Âm nhạc cũng được nhớ tới với, chẳng hạn, âm điệu rất quen thuộc này của Trịnh Công Sơn, trình bày qua nhạc cụ kèn saxo làn điệu jazz.

Các ca khúc được trình diễn qua đơn ca, hợp ca hoặc hợp xướng.


  • Thơ ca - Kịch

Kịều

Chuyện về nàng Kiều của Nguyễn Du, một tuyệt tác của nền văn học Việt Nam, đã được dàn dựng thành một vỡ kịch thơ múa nhạc hài hòa trên sân khấu Tết 2004.


Lòng mẹ

Một vỡ ca múa nhạc kịch về « Việt Nam » của chúng tôi, với nhửng truyền thống, những huyền thọai và những giá trị tổ tiên lưu lại từ ngàn xưa như là tình mẫu tử.

Sáng tác cho đêm Tết 2005, vở kịch tập hợp nhiều hình ảnh và kỷ niệm về một đất nước mà chúng tôi biết qua những chuyến về thăm gia đình và tình hòai hương của cha mẹ.