Yêu sách
- Hơn một ngàn chử ký đã được gặt hái trong cuộc vận động ký thư ngỏ. (hợp tác với Liên nhóm Collectif Vietnam-Dioxine).
Hội thảo & Thuyết trình
- 21/10 - 15/11/2014 - Bộ phim tài liệu mang tên "Liên, em bé Mê Linh - Chiến tranh và tội ác"

Jean-Marc Turine.
- 15-17/04/2014 - Đại hội lần thứ 18 Hội Luật gia Dân chủ quốc tế

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đã được Ban Tổ chức Đại hội trân trọng dành thời gian phát biểu trong Lễ khai mạc Đại hội. Tiếp đó, Đoàn đại biểu Hội Nạn nhân chất độc da cam đã tham gia nhiều hoạt động ở Đại hội; giao lưu với các đoàn đại biểu các nước ; trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam tại Brussels và Đài Truyền hình Nga RT… Đoàn đã trình bày tham luận với chủ đề « Tác động của việc miễn trừ không bị trừng phạt đối với Mỹ và vai trò của các tòa án quốc tế : Trường hợp các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam » ở phiên họp của Ủy ban 7 trao đổi về nội dung “Quyền miễn trừ và các tòa án quốc tế”. Đoàn cũng đã trao đổi về vấn đề chất độc da cam ở Việt nam do bà Marjorie Cohn, Giáo sư Trường Đại học Luật Thomas Jefferson ở San Diego, California, nguyên Chủ tịch Đoàn Luật sư toàn quốc Mỹ chủ trì.
Hoạt động của Đoàn đại biểu Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt nam tại Đại hội lần thứ 18 của IADL đã có nhiều ấn tượng. Đại hội đã thông qua một số nghị quyết, trong đó có nghị quyết về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.
Trong thời gian tham dự Đại hội IADL, Đoàn đại biểu Hội NNCĐ DC/dioxin Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Hội Hữu nghị Bỉ-Việt. Các bạn Bỉ đã thông báo cho Đoàn hoat động của Hội Hữu nghị Bỉ – Việt ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, đặc biệt là việc Hội đang đề nghị Quốc hội Bỉ thông qua một nghị quyết về vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam và đệ trình Nghị viện châu Âu một bản kiến nghị về vấn đề này.
theo http://vava.org.vn/
- 17/3/2006 tại Đại học tự do Bruxelles (khuôn viên ULB Solbosch)
"Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam" do Gs. Lê Thành Khôi (Nhà sử học và giáo sư trí sĩ về giáo dục so sánh và giáo dục và phát triển đại học Sorbonne, tư vấn của Unesco và nhiều tổ chức quốc tế. Tác giả của nhiều tác phẩm, sách và bài đăng báo. Nhân vật tham vấn trên lĩnh vực lịch sử, văn minh và văn hóa Việt Nam.)
và
"Việt Nam ngày nay dưới mắt phương tây" do ông Francis Gendreau (Chủ tịch Hội hửu nghị Pháp-Việt, tốt nghiệp Đại học bách khoa, chuyên gia về thống kê và dân số học liên hệ đến các vấn đề của Thế giới thứ ba. Nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu cho Phát triển (Paris) và Giám đốc Trung tâm của nước Pháp về dân cư và phát triển).
![]() | ![]() |
- 9/12/2004 tại Bệnh viện đại học Saint-Pierre (giảng đường Bastenie)
«30 năm sau chiến tranh Việt Nam, Chất Da cam tiếp tục giết người ! » (30 ans après la guerre du Vietnam, l'Agent Orange tue encore !)
BS Nguyễn Thị Ngọc Tòan (VAVA): Bác sĩ phụ khoa mà trong những năm tháng chiến tranh đã từng cùng với chồng lặn lội trên đường mòn Hồ Chí Minh và Tây nguyên (vùng chịu ảnh hưởng thuốc diệt cỏ nặng nề nhất ở miền Nam). Con và chồng bà đã chết vì ung thư do chất độc màu da cam gây ra. Bà ao ước được gặp tại châu Âu những nhà nghiên cứu, những hội đòan, tổ chức công đòan, chính trị gia có trách nhiệm, giới truyền thông nhằm thông tin về vụ kiện đang tiến hành chống các tập đòan như Monsanto, Dow Chemical hay Diamond, cùng với những hệ lụy có thể suy ra từ đó.
và
Bà Trần Thị Mỹ Quyên (VNED) : Cử nhân tiếng Pháp tại Đại học khoa học xã hội & nhân văn TP-HCM, bà dạy cho trẻ em tại Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật TP-HCM. Bà đồng thời cũng chính là một nạn nhân trực tiếp của chất độc màu da cam, vì không còn bàn tay và bàn chân nào.